6 thành tựu lớn ngành nhãn khoa năm 2016

Sáng tạo là sự ra đời của những sản phẩm mới. Nhãn khoa và các chuyên khoa phụ của nó đã tiên phong trong đổi mới y tế và phát triển nhanh chóng những tiến bộ công nghệ khác nhau, bao gồm cả dược lý, kỹ thuật hình ảnh, xử lý dữ liệu và trang thiết bị. Năm 2016 cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù rất nhiều những tiến bộ đã có ý tưởng từ trước đó, nhưng năm nay, các ý tưởng này mới được hiện thực hóa bởi các bác sỹ nhãn khoa và các chuyên gia về mắt, với mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

1. Kính nội nhãn mới (Thủy tinh thể nhân tạo – IOL)

Tiến bộ kĩ thuật trong thiết kế kính nội nhãn đa tiêu (multifocal intraocular lens) đã được hiện thực với mục tiêu nâng cao cả về chất lượng cũng như phạm vi thị lực của bệnh nhân.Các bệnh nhân mong muốn được phục hồi khả năng nhìn tự nhiên, ngay cả sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể. Mặc dù thế hệ đầu của kính nội nhãn đa tiêu cho phép tăng cường thị lực ở cả khoảng cách xa và gần, nhưng lại có các tác dụng không mong muốn trên mắt bao gồm chói sáng và quầng sáng, đặc biệt là vào ban đêm.. Lựa chọn kỹ bệnh nhân và si
nh trắc học chính xác là cần thiết để cải thiện sự tương hợp của bệnh nhân và các thấu kính này.
Trong thập kỷ qua, công nghệ IOL đã chuyển từ công nghệ khúc xạ sang công nghệ nhiễu xạ Apodization, giúp giảm tác dụng phụ và giảm căng thẳng thị giác.
Kỹ thuật nhiễu xạ Apodization cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách tối ưu hóa sự tập trung năng lượng ánh sáng thông qua sự phân phối một lượng thích hợp ánh sáng đến tiêu điểm gần và xa mà không phụ thuộc vào điều kiện của ánh sáng.. Apodization là công nghệ sản xuất trong đó có sự thay đổi về bờ viền và cạnh trong các vòng nhiễu xạ trên bề mặt quang học của IOL đa tiêu cự. Hiệu quả sau cùng là giúp cải thiện tầm nhìn chung cùng với việc giảm sự phụ thuộc vào kích thước đồng tử với cường độ ánh sáng so với các công nghệ trước đó.
Ngoài ra việc sử dụng các kính nội nhãn có cấu tạo phi cầu bề mặt (aspheric lenses) còn giúp cải thiện quang sai cầu, bởi quang sai cầu trung bình ở mắt người vào khoảng 27 micromet.

Trong tháng bảy năm 2016, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một sản phẩm kính nội nhãn tiêu sắc Tecnis Symfony® (Abbott Medical Optics, Inc; Santa Ana, California)-kính nội nhãn “mở rộng dải tiêu cự” (EDOF-extended depth of focus) đầu tiên có sẵn ở Hoa Kỳ.Sản phẩm này được xem là một bước tiến mới trong ngành nhãn khoa. Kính nội nhãn này có một hồ sơ tương tự các vòng nhiễu xạ quang học được dùng để mở rộng phạm vi thị lực, kết hợp với việc sử dụng công nghệ độc quyền triệt tiêu quang sai màu để tăng cường độ nhạy cảm tương phản. [1] Bởi vì nhiễu xạ quang học làm giảm độ tương phản, nên việc sử dụng công nghệ triệt tiêu quang sai màu có tác dụng bù trừ cho nhược điểm này, kết quả là thị lực đạt 10/10 cả trong điều kiện ánh sáng không được tối ưu.
Trong một nghiên cứu so sánh chất lượng quang học, độ nhạy tương phản và chất lượng cuộc sống, kính nội nhãn tiêu sắc cho kết quả tương tự như một kính nội nhãn đơn tiêu phi cầu.
Một lợi ích khác của kính nội nhãn Symfony EDOF là nó có đặc tính của kính nội nhãn Toric,đáp ứng nhu cầu của những bệnh nhân bị loạn thị nhẹ (<1,5D). Đây là sản phẩm đầu tiên được sử dụng tại Hoa Kỳ kết hợp công nghệ Toric với công nghệ “mở rộng dải tiêu cự”.
Sự xuất hiện của công nghệ “mở rộng dải tiêu cự” sẽ có ảnh hưởng tích cực đến những kết quả vốn đã rất thành công trong lĩnh vực phẫu thuật đục thủy tinh thể, cung cấp thêm các lựa chọn và cũng như tăng thêm sự hài lòng của bệnh nhân do cải thiện chất lượng và phạm vi của thị lực.

2. Những tiến bộ trong phẫu thuật Glocom (bệnh tăng nhãn áp, cườm nước)

Trong những năm gần đây, đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận về những bước tiến trong phẫu thuật Glocom.
Sản phẩm XEN Gel Stent của hãng AqueSys (Allergan; Parsippany–Troy Hills, New Jersey) vừa được FDA chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ.XEN Gel Stent được coi là một sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và công nghệ xâm lấn tối thiểu trong phẫu thuật Glocom. Nó được cấy ghép qua một đường rạch giác mạc và tạo ra một ống dẫn chất lỏng từ tiền phòng tới phía sau kết mạc(subconjunctival space). Thêm một thiết bị mới, InnFocus MicroShunt™ (InnFocus, Inc; Miami, Florida), hiện đang trong giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên thực hiện bởi FDA . InnFocus MicroShunt là một ống mềm được làm bằng vật liệu có tính tương hợp sinh học cao nên nó trơ và giảm thiểu tình trạng viêm cũng như việc hình thành sẹo.Vật liệu SIBS (Styrene-block-Isobutylene-block-Styrene) cấu thành stent đã được sử dụng trong stent phủ thuốc (DES) chưa kể đến, giảm thiểu tối đa để lại sẹo. Thiết bị này có độ dài 8.5 mm với đường kính lỗ 70 µm. Nó được chèn vào từ bên ngoài thông qua một mũi kim nhỏ và không cần vị trí ráp nối trên thiết bị. Như vậy cho đến nay, InnFocus MicroShunt dự kiến đầy hứa hẹn và có thể được sử dụng cho những bệnh nhân bị tăng nhãn áp từ nhẹ đến nặng.

3. Kỹ thuật Collagen Crosslinking

Quá trình thấm các chất nền giác mạc với một chất bắt sáng (riboflavin) và chiếu xạ giác mạc với ánh sáng cực tím để làm chậm sự tiến triển của bệnh giác mạc hình chóp (keratoconus) lần đầu tiên được báo cáo trong năm 2003 [5].Quy trình này được gọi là colagen crosslinking (CXL) và đã được phê duyệt bởi FDA. Sau đó, CXL đã được sự chấp thuận của FDA để điều trị dãn phình giác mạc sau phẫu thuật khúc xạ. Mặc dù đầy hứa hẹn, xong cũng có các vấn đề tiềm ẩn về CXL bao gồm mỏng mô giác mạc, tổn thương các tế bào nội mô và nhiễm trùng sau phẫu thuật Bên cạnh đó, những ảnh hưởng lâu dài của CXL, chẳng hạn như tuổi thọ của điều trị, điều trị lặp lại vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ[6].
Việc sử dụng CXL được mở rộng bao gồm điều trị viêm giác mạc nhiễm trùng cũng như phối hợp CXL với kỹ thuât bóc vạt biểu mô (LASEK) trong phẫu thuật lasik cho bệnh nhân cận thị cao, để tăng cường sự ổn định của giác mạc và làm giảm khả năng tái cận thị sau điều trị cũng như bệnh dãn phình giác mạc.

4. Phòng chống cận thị

Có một ý tưởng khác đã được hình thành từ nhiều năm trước nhưng chỉ thực sự được ứng dụng rộng rãi trong năm 2016 đó là việc sử dụng atropine trong điều trị cận thị.
Những ảnh hưởng của atropine trong cận thị đã trở thành tâm điểm của nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Thuốc nhỏ mắt atropin đã được chứng minh là làm chậm tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ[10].Cơ chế của tác dụng này chưa được hiểu biết tường tận,nhưng trên lý thuyết nó bao gồm ức chế sự điều tiết và tái kết cấu củng mạc [10] Một thử nghiệm lâm sàng mù đôi ngẫu nhiên so sánh tính an toàn và hiệu lực của thuốc nhỏ mắt atropine ở những nồng độ khác nhau trong việc kiểm soát sự tiến triển cận thị đã được tiến hành vào năm 2016. Các nhà nghiên cứu thấy rằng dung dịch atropine 0,01% có hiệu quả cao trong việc làm chậm tiến triển cận thị cũng như tạo ra ít tác dụng không mong muốn trên thị giác hơn so với dung dịch atropine có nồng độ cao.

5. Phẫu thuật võng mạc Live trong tương lai gần

Áp dụng kỹ thuật hình ảnh ba chiều trong phẫu thuật võng mạc là một bước tiến vượt bậc.
Việc sử dụng một màn hình 3D độ nét cao thay vì kính hiển vi khám mắt truyền thống trong xu hướng mới của phẫu thuật võng mạc mang lại lợi ích hơn rất nhiều. Những lợi ích liên quan đến tư thế phẫu thuật của phẫu thuật viên bao gồm việc giảm các vấn đề về cơ xương phát sinh từ việc ngồi lâu với kính hiển vi, cũng như giảm sự mệt mỏi cho bác sĩ phẫu thuật. Ngoài ra, tất cả mọi người trong phòng phẫu thuật đều có thể nhìn thấy chính xác những gì các phẫu thuật viên thực hiện, điều này rất hữu ích trong giảng dạy các bác sĩ nội trú và các nghiên cứu sinh. Những lo ngại về thời gian trễ giữa thao tác thực sự của bác sĩ phẫu thuật và những gì được nhìn thấy trên màn hình đã được giảm thiểu với sự cải tiến của công nghệ. Công nghệ trong tương lai sẽ tập trung vào việc giảm độ sáng kính hiển vi và nguy cơ tổn thương do tia sáng trong khi phẫu thuật võng mạc.

6. Chụp OCT mạch máu (OCT-A)

Chụp cắt lớp quang học (OCT) mạch máu – một công nghệ lần đầu tiên được báo cáo vào năm 2006 nhưng chỉ thực sự có được sức hút vào năm 2016. Chụp cắt lớp mạch máu bằng cách sử dụng thuật toán lọc phổ biên độ (SSADA), được phát triển bởi Jia và Huang, đã cung cấp không xâm lấn bản đồ ba chiều của võng mạc và hệ mao mạch màng mạch. OCT-A thực hiện rất nhanh, không xâm lấn và cho phép khám phá đầy đủ mạng lưới võng mạc và hệ mao mạch màng mạch cũng như hình ảnh cắt lớp đã tạo ra một bước tiến vượt trội trong nghiên cứu theo dõi định lượng lưu lượng máu trong một loạt các vị trí tổn thương và việc sử dụng OCT chụp mạch máu trong các bệnh như đái tháo đường, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, tăng nhãn áp, và viêm dây thần kinh thị giác.

Nguồn: medscape.com

Bài Viết Liên Quan