Sưng mi mắt: 12 nguyên nhân và cách điều trị

Hầu hết các nguyên nhân gây sưng mi mắt là vô hại, nhưng có vẻ như các vấn đề dù nhỏ cũng khá nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bị sưng mi mắt thì tốt nhất nên đi khám và điều trị ở bác sĩ nhãn khoa.

Nếu trước đó bạn đã từng bị sưng mi mắt, thì có thể điều trị tại nhà trong một vài ngày.

1. Lẹo

Lẹo mắt là một loại nhiễm trùng có thể gây sưng mi mắt.
Lẹo mắt là một loại nhiễm trùng có thể gây sưng mi mắt.

Lẹo là nhiễm trùng ở một tuyến trong mi mắt. Loại lẹo phổ biến nhất gây nhiễm trùng các tuyến nước mắt ở dưới lông mi. Lẹo đôi khi cũng xảy ra bên trong mi mắt do nhiễm trùng tuyến bã nhờn.

Lẹo thường bắt đầu là một nốt đỏ, ngứa, đau và sưng. Trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, khối lẹo bắt đầu trông giống như mụn mủ. Một số có đầu trắng.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến một tuyến nước mắt hoặc một tuyến bã nhớn duy nhất và không cần điều trị. Chườm ấm có thể giúp giảm đau.

Mọi người nên tránh dùng các mỹ phẩm mắt, bao gồm trang điểm và kem dưỡng mắt cho đến khi hết lẹo. Cũng đừng bao giờ thử nặn chỗ lẹo vì có thể lây lan nhiễm trùng và làm tổn thương mắt.

Kháng sinh có thể giúp ích trong các trường hợp sau:

• nhiều lẹo xuất hiện cùng một lúc

• lẹo rất đau

• các triệu chứng nặng lên

• có sốt

• giảm thị lực

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này kèm theo lẹo, nên đi khám bác sĩ mắt.

2. Chắp

Chắp trông giống như lẹo, nhưng không phải là nhiễm trùng. Thay vào đó, chắp xảy ra khi một tuyến bã nhờn ở mi mắt bị bít tắc.

Những người đã bị chắp thường sẽ bị nhiều lần, và nốt chắp có thể khá lớn. Tuy nhiên, chắp hiếm khi gây hại. Chúng thường biểu hiện trong một vài ngày, trông giống như một nốt mụn mủ.

Chườm ấm có thể giúp chắp hết nhanh hơn.

Khi chắp mọc rất to, nó có thể cản trở thị lực và gây đau. Cũng có thể khó phân biệt giữa chắp, lẹo, hoặc một bệnh nhiễm trùng mắt.

Nếu nốt sưng không hết sau vài ngày hoặc có những dấu hiệu khác của nhiễm trùng, như sốt, nên liên hệ với bác sĩ mắt.

3. Dị ứng

Nếu mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt đi kèm với sưng mi mắt, nguyên nhân có thể là dị ứng mắt. Bụi, phấn hoa và các dị nguyên thông thường khác có thể gây kích ứng mắt, dẫn đến dị ứng.

Mắt dị ứng hiếm khi nguy hiểm, nhưng có thể gây phiền toái.

Tránh các chất gây dị ứng đã biết là phương thức điều trị tốt nhất, nhưng một số người lại giảm bệnh khi dùng thuốc kháng histamine như Benadryl. Thuốc nhỏ mắt không cần đơn cũng có thể giúp bạn đỡ bị ngứa và khô, nhưng nếu các triệu chứng vẫn còn thì nên liên hệ với bác sĩ mắt. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm dị ứng hoặc thuốc kê đơn.

4. Kiệt sức

Kiệt sức hoặc mệt mỏi có thể khiến mi mắt sưng húp. Giữ nước qua đêm cũng có thể ảnh hưởng đến mi mắt, khiến chúng trông sưng lên vào buổi sáng, đặc biệt nếu bạn ngủ không ngon giấc.

Chườm lạnh trong khi nằm kê cao đầu có thể giúp ích. Uống một ly nước cũng có thể giúp làm giảm ứ nước và giảm sưng.

5. Khóc

Khóc có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt và mi mắt, đặc biệt nếu khóc mạnh hoặc lâu.

Sưng mi mắt sau khi khóc có thể là hậu quả của ứ dịch, do tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt.

Nghỉ ngơi, chườm lạnh, kê cao đầu, và uống nước có thể giúp ích.

6. Trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da

Khi trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da dính vào mắt, chúng có thể gây kích ứng mắt và các mô xung quanh, dẫn đến sưng, đỏ và đau.

Phản ứng dị ứng với những sản phẩm này cũng có thể gây sưng mi mắt.

Nếu mắt bị bỏng rát và sưng, nên sử dụng nước mắt nhân tạo được bán sẵn tại các nhà thuốc để làm giảm khó chịu.

Nếu mắt vẫn bỏng rát hoặc nặng hơn, thì nên đi gặp bác sĩ mắt.

Tránh sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các sản phẩm khác để giảm đau. Những sản phẩm này có thể có phản ứng hóa học ngoài dự kiến các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.

7. Viêm mô tế bào hốc mắt

Viêm mô tế bào hốc mắt là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt. Nó có thể lan nhanh và thường rất đau. Ngay cả một vết xước nhỏ cũng có thể đưa vi khuẩn vào đủ để gây viêm mô tế bào hốc mắt.

Nếu mi mắt rất đau, đỏ, sưng thì bạn nên đi khám ngay.

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể phải dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.

8. Bệnh Graves

Bệnh Graves là một rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này có thể dẫn đến tuyến giáp giải phóng nhầm các tế bào để chống lại một nhiễm trùng “tưởng tượng” ở mắt. Kháng thể giải phóng ra có thể gây sưng và viêm trong mắt.

Có nhiều cách điều trị bệnh Graves, bao gồm phẫu thuật tuyến giáp và các loại thuốc khác nhau.

9. Herpes mắt

Herpes mắt là bệnh nhiễm trùng do vi-rút herpes trong và xung quanh mắt. Mặc dù ai cũng có thể bị, nhưng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Herpes mắt có thể trông giống đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.

Để chẩn đoán herpes, bác sĩ sẽ cần lấy bệnh phẩm ở mắt để nuôi cấy tìm virut. Mặc dù virus vẫn còn trong cơ thể và không có cách chữa khỏi, nhưng thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát các triệu chứng.

10. Viêm bờ mi

Tẩy trang đúng cách cho mắt có thể giúp ngăn ngừa viêm bờ mi và các tình trạng bệnh gây sưng mi mắt.
Tẩy trang đúng cách cho mắt có thể giúp ngăn ngừa viêm bờ mi và các tình trạng bệnh gây sưng mi mắt.

Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mi mắt hơn những người khác. Những vi khuẩn này có thể gây ra một tình trạng gọi là viêm bờ mi.

Những người bị viêm bờ mi có thể có lông mi nhờn và có vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Một số người bị viêm bở mi dẫn đến mi mắt bị viêm và đau.

Viêm bở mi là bệnh mạn tính không chữa khỏi được. Thay vào đó, nó có xu hướng diễn biến thành những đợt nặng rồi lại tự thuyên giảm. Chườm ấm, tẩy trang cẩn thận cho mắt, và kì cọ mi mắt có thể giúp ích. Bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Đôi khi, viêm bờ mi dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Nếu một đợt viêm bờ mi nặng hơn so với những lần trước, hoặc nếu bị đau nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ mắt.

11. Tắc lệ đạo

Khi ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt không thể thoát đi được, dẫn đến đau và đỏ ở mi mắt. Những người có mí mắt bị chặn cũng có thể thấy mắt nhiều dử. Mi mắt có thể dính vào nhau ngay cả khi đang thức.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tắc lệ đạo. Các triệu chứng thường cải thiện khi trẻ được 1 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, tắc lệ đạo gây khó chịu nhưng không gây hại. Chườm ấm có thể làm giảm sưng và giúp thoát nước mắt. Hãy thử nhẹ nhàng mát-xa vùng này để giảm áp lực và thoát nước mắt.

Tắc lệ đạo đôi khi bị nhiễm trùng. Nếu mi mắt đau nhiều, hoặc nếu có sốt thì bạn enen đi khám ngay. Nhiễm trùng có thể cần kháng sinh.

Nếu không thông được đường lệ đạo bị tắc, bác sĩ có thể cần thực hiện một thủ thuật y khoa để mở thông nó.

12. Đau mắt đỏ

Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm ở kết mạc mắt, đó là mô mỏng và trong suốt lót trong mi mắt và phủ lên nhãn cầu. Người bị đaumắt đỏ thường có mắt màu hồng hoặc đỏ và có thể bị đau, ngứa và sưng mi mắt.

Loại viêm kết mạc phổ biến nhất là nhiễm vi-rút tự hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn cũng có thể gây viêm kết mạc. Đôi khi, dị ứng hoặc các chất kích ứng như nước hoa gây kích ứng mắt cũng dẫn đến viêm kết mạc.

Chườm ấm có thể giúp giảm đau. Mọi người cũng nên:

• giữ mắt sạch sẽ và không trang điểm

• tránh dụi mắt hoặc chạm vào mắt

• rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh

Nếu các triệu chứng nặng lên, đau nhiều hơn, hoặc mắt đỏ không hết trong vòng một vài ngày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Theo MNT

Bài Viết Liên Quan