Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nhưng đối với những người mù, thế giới của họ chỉ là bóng tối. Dù ngày hay đêm họ đều chìm ngập trong bóng tối cô đơn. Một đôi mắt sáng để nhìn thế giới, cảm nhận ánh nắng ấm áp của mặt trời. Có lẽ tất cả điều này không còn là quá xa vời, bởi vì mới đây các nhà khoa học đã nghiên cứu phát minh ra một vật kỳ diệu có thể giúp người mù nhìn thấy nhiều thứ hơn. Đây chính là sản phẩm khoa học kỹ thuật làm thay đổi số phận của người mù.
▼ Lần đầu tiên trên trái đất, các bác sĩ đã cấy ghép thành công chip kích thích thị giác vào vùng đầu một người phụ nữ tuổi 30. Bệnh nhân này đã mất hoàn toàn thị lực trong 7 năm qua, và phải sống một cuộc đời khó khăn. Kết quả thí nghiệm mang lại niềm vui và hy vọng cho bệnh nhân mù. Bác sĩ cũng thử gắn một chiếc camera mini vào đại não của cô để cho mắt nhìn thấy nhiều hình ảnh hơn. Kỹ thuật này chủ yếu dựa trên các phản ứng thị giác của não, do đó đối với con mắt cũng không có ảnh hưởng gì.
Qua 6 tuần thí nghiệm, bệnh nhân thông qua dây thần kinh thị giác có thể nhận biết rõ ràng hình vẽ bác sĩ gửi đi. Sự thành công của kỹ thuật này gây chấn động không nhỏ đến giới khoa học. Các bác sĩ tại Đại học California Los Angeles (Mỹ) đang chờ sự cho phép của các cấp có thẩm quyền để kết nối hệ thống với một máy ảnh và một cặp kính có tên gọi Orion I giúp gửi hình ảnh chuyển động trực tiếp đến não bằng cách sử dụng camera của mắt kính. Tiến sĩ Pouratian cho biết: “Khoảnh khắc cô ấy nhìn thấy màu sắc lần đầu tiên là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Nó chạm đến trái tim tất cả chúng tôi. Và dựa trên những kết quả này, hệ thống có khả năng phục hồi thị lực cho cô ấy”.
Orion I là sự tiếp nối thành công Argus II, thiết bị được giới thiệu lần đầu tại Bệnh viện mắt hoàng gia Manchester năm ngoái, trong đó sử dụng một máy ảnh tương tự để gửi hình ảnh đến một thiết bị cấy ghép ở mặt sau của mắt.
Nhưng khác biệt ở chỗ Argus II hoạt động trên một bệnh nhân vẫn còn một số tế bào võng mạc hoạt động được. Hệ thống Orion I mới tiến một bước xa hơn bằng cách gửi tín hiệu thẳng tới não. Hiện nay, tại Anh có hơn hai triệu người bị khiếm thị hoặc mù, không còn hy vọng chữa khỏi.
Mô tả quy trình hoạt động của mắt điện tử trong ảnh ở trên:
1. Một chiếc camera ghi hình siêu nhỏ đặt trong gọng kính chụp lại những hình ảnh chuyển động và gửi chúng qua một dây cáp kết nối với một máy tính.
2. Chiếc máy tính – được người sử dụng đem theo trong một chiếc túi – chuyển những hình ảnh nhận được thành các tín hiệu điện tử và gửi chúng trở lại một cây ăng ten trên kính.
3.Các tín hiệu sau đó được truyền không dây tới một máy thu cấy trong phần sau sọ não.
4. Chúng được gửi tới các điện cực được đặt trên bề mặt của não.
5. Các điện cực kích thích các tế bào thần kinh ở vỏ não thị giác cho phép người đeo nhìn thấy.
Giáo sư Paulo Stanga, bác sĩ tư vấn nhãn khoa tại Đại học Manchester, cho biết: “Sẽ có một lượng lớn bệnh nhân sẽ được hưởng lợi từ công nghệ này, chẳng hạn những người đã bị mất một mắt trên chiến trường hoặc các chấn thương nghiêm trọng”.
Trong khi đó, Dan Pescod – hội người mù Hoàng gia cho biết: “Đây là một điều rất thú vị và có khả năng thay đổi cuộc sống, mặc dù các nghiên cứu vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai”.