Ánh sáng đỏ (Thị lực có thể được cải thiện nhờ vào ánh sáng đỏ, theo những nghiên cứu ban đầu)

Trong chuyên ngành Da liễu:

Ánh sáng đỏ (bước sóng 630nm ), nếu nguồn sáng là đèn LED thì sẽ không tạo ra tia UV hay hồng ngoại (không gây hại cho thể thủy tinh và võng mạc?).

Hiệu quả sinh học trên da đã được ứng dụng nhiều: có tác dụng kích thích sự sống tế bào, tăng tuần hoàn máu, tăng cường việc sản sinh tế bào, collagen dưới da, đồng thời tăng cường việc thay thế tế bào cũ bằng tế bào mới.

Tác dụng trị liệu: vàng da, chống nhăn, tăng khả năng tuần hoàn cho da.

Ánh sáng đỏ có thể giúp ngăn ngừa hủy hoại ty lạp thể ở võng mạc, dẫn tới tăng cường thị lực.

Không chỉ giúp cho cạo râu hay đánh răng dễ dàng, nếu có những nghiên cứu sau này hỗ trợ cho giả thiết thì nó còn giúp bạn cải thiện thị lực.

Chỉ với một vài phút nhìn thật sâu vào đèn đỏ có thể ngăn ngừa hữu hiệu giảm thị lực trên người già theo một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tuần báo Lão khoa.

Nếu kết quả này được khẳng định bởi các nghiên cứu trong tương lai và được FDA công nhận thì ánh sáng được coi là cứu cánh cho kỷ nguyên hàng triệu người sẽ dễ dàng điều trị bệnh tại nhà. Nó có thể mang lại cho con người thêm một công cụ bảo vệ chống lại già hóa theo tự nhiên, lão hóa thị giác làm giảm cảm giác với ánh sáng khả năng nhận cảm màu sắc.

Bạn không phải dùng nó quá lâu để thấy được hiệu quả của nó. GS. Glen Jeffery, chuyên gia về thần kinh thuộc Viện Thị giác, đại học London nói như vậy.

Khoa học đang chứng minh điều này, bởi vì ánh sáng sẽ kích thích các ti thể còn khỏe mạnh, chúng giống như pin năng lượng của các tế bào. Và bởi vì ty thể được coi đứng đằng sau hàng loạt bệnh tật, được co sẽ dẫn tới hàng loạt phương pháp điều mới như Parkinson và tiểu đường.

Tất cả chỉ cần vài phút

Thử nghiệm này tuy nhỏ chỉ mang tính khái niệm. Nghiên cứu trên 12 nam và nữ được chọn lọc vào nghiên cứu, tuổi từ 28 đến 72. Mỗi người sẽ được trang bị đèn flash phát ánh sáng đỏ với bước sóng 670 nm. Bước sóng này ứng với dải cuối của phổ ánh sáng nhìn được, ngắn hơn ánh sáng hồng ngoại một chút. Sau đó là dải bước sóng con người không nhìn được.

Họ nhìn vào đèn khoảng 3 phút cho mỗi ngày và liên tục như vậy trong 2 tuần. Ánh sáng sẽ tác động vào cả tế bào nón lẫn tế bào que. Tế bào nón là tế bào quang cảm thụ giúp phát hiện màu sắc, làm việc tốt nhất trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Tế bào que với số lượng áp đảo hơn, đặc biệt hữu hiệu giúp ta nhìn trong ánh sáng ban đêm, theo AAO.

Các nghiên cứu viên đo đạc chức năng tế bào nón cho các chủ thể khi yêu cầu họ xác định các chữ cái với độ tương phản thấp và đánh giá ngưỡng nhạy cảm của tế bào que bằng cách yêu cẩu đối tượng nghiên cứu nhìn vào ánh sáng trong ban đêm.

Chim ruồi có thể nhìn thấy phổ màu sắc mà con người không nhìn được.

 

Có khoảng 14% đã có cải thiện về khả năng nhìn màu hay độ tương phản màu sắc của tế bào nón trong 24 người tham gia nghiên cứu. Tính cải thiện tuy nhiên rõ ràng nhất ở những người tham gia trên 40 tuổi. Trên lứa tuổi này, độ nhạy cảm tương phản của tế bào nón tăng 20% trong suốt quá trình nghiên cứu.

Độ tuổi này cũng nhìn rõ hơn với ngưỡng của tế bào nón, ứng với thị lực nhìn ban đêm. Người dưới 40 tuổi cũng có cải thiện phần nào nhưng không cao như người lớn tuổi hơn. Mắt người trẻ không suy tàn như mắt người già. “Võng mạc lão hóa nhanh hơn các cơ quan khác trong cơ thể” Jeffery nói, Trên quan điểm tiến hóa, chúng ta về cơ bản đã không còn sống nữa sau tuổi 40. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn sống đều đều sau tuổi đó nhưng cần tìm cách nuôi dưỡng các cơ quan để chúng hoạt động thêm nhiều năm nữa, sao cho chúng khỏi hỏng hóc sớm hơn đời người.

 

Các nghiên cứu viên của Đại học London dùng ánh sáng đỏ như một yếu tố kích thích ty thể trên võng mạc, với mục đích làm dừng lại quá trình lão hóa thị giác.

Ở tuổi 40 và hơn thế, người ta có nguy cơ cao mắc các bệnh mắt như đục TTT, bệnh võng mạc ĐTĐ, glocom, thoái hóa hoàng điểm già, theo CDC. Những bệnh này có thể xảy ra trên người trẻ nhưng tỷ lệ mắc sẽ tăng theo tuổi. Ở giai đoạn đầu, có thể điều trị được, bệnh âm thầm diễn tiến trước khi có triệu chứng. Điều này giải thích tại sao AAO lại khuyên người ta nên thường xuyên khám mắt từ 2-4 năm sau tuổi 40 và tăng số lần khám lên 2 năm một lần sau tuổi 65.

CDC ghi nhận diễn tiến của bệnh tật cũng có thể chậm đi nếu ăn uống giàu chất chống oxi hóa và giữ mức đường máu ổn định, cân nặng và huyết áp thỏa đáng. Nếu các chỉ số này vượt quá ngưỡng bình thường, hàng rào máu mắt có thể bị nứt vỡ, theo hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ.

Dễ dàng và an toàn khi sử dụng

Nghiên cứu mới tiến hành trên người dựa trên các nghiên cứu trước đó trên ruồi và chuột cũng chứng minh hiệu quả cải thiện chức năng của ti thể bằng ánh sáng đỏ. Ví dụ nghiên cứu năm 2015 chứng minh ánh sáng cận hồng ngoại có thể thúc đẩy tạo năng lượng, tăng cường vận đông và kéo dài tuổi thọ của ruồi. Nghiên cứu năm 2017 trên chuột ghi nhận ánh sáng đỏ cận hồng ngoại tăng cường chức năng võng mạc của chuột lên 25%.

Các nghiên cứu độc lập và lâu dài về ánh sáng đỏ trên con người chứng minh là phương pháp có lợi để bảo vệ thị giác và có thể được FDA công nhận. Và như vậy bạn vẫn cần dùng những sản phẩm hiệu chỉnh với sự giám sát của bác sĩ.

Ví dụ, trong khi đèn chỉ laser được FDA công nhận bán tại Mỹ thì không gây hại cho mắt nhưng trên tạp chí New England năm 2018 lại đăng tải trường hợp cháu bé ở Hy Lạp chiếu tia laser xanh lá thường xuyên vào mắt thì bị chấn thương mắt nghiêm trọng.

Các vật dụng phát ra ánh sáng đỏ được dùng từ trước đến nay đều an toàn. Các nghiên cứu viên đã chiếu thử nghiệm ánh sáng đỏ vào mắt họ khi bắt đầu nghiên cứu và thấy nó không gây hại cho mắt. Các phương tiện trong nghiên cứu cũng vô hại. Nếu bạn dùng nó hàng ngày, chúng tôi không có bằng cớ gì để nói nó có hại. BS. Jeffery nói vậy. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây, trong đó sự an toàn của ánh sáng đỏ đã được chứng minh từ lâu, BS. Raji Maturi, PGS Đại học y Indiana giải thích.

Nó có vẻ dễ dàng được FDA chấp nhận, ông nói. Nhưng những nghiên cứu tiếp theo cũng cần được tiến hành. Cho dù nó không gây hại nhưng cũng không có nghĩa là nó thực sự luôn hữu ích.

Nghiên cứu thử nghiệm này thiếu những bệnh nhân thuộc nhóm chứng, họ được ở trong môi trường tối khi được chiếu ánh sáng đỏ. Kết quả nghiên cứu cũng ở trên nhóm nhỏ 24 người, có thể chưa chính xác với quẩn thể đông hơn. Với những người trên 40 tuổi trong nghiên cứu này, các đặc tính cá thể của một vài người trong số họ có thể đủ để cải thiện thị lực mạnh mẽ hơn thực sự họ có.

Thêm những lợi ích khác của ánh sáng đỏ?

Dữ liệu cũng mang lại nhận định này cho 3-4 người. Trong khi những người tham gia nghiên cứu cải thiện thị lực trục xanh. BS. Maturi chỉ ra rằng họ không có cải thiện rõ ràng ở trục đỏ.

Để làm rõ vấn đề này nên tiến hành  nghiên cứu mù đôi có nhóm chứng với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian nghiên cứu lâu hơn.

Ánh sáng đỏ từ đèn LED trong lĩnh vực này cũng được gọi là thuyết ty thể của tuổi già, trên người và động vật có hiện tượng ti thể và ti thể của DNA bị hủy hoại tích lũy. Do vậy dùng ánh sáng đỏ sẽ kích thích ti thể, giảm hủy hoại và làm chậm quá trình lão hóa nói chung. Võng mạc của chúng ta chật cứng ty thể, nơi chúng tập trung cao nhất các ty thể hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.

Lý do chính tại sao Jeffrey và cộng sự tìm kiếm những bằng chứng của ánh sáng đỏ trong phạm vi đặc thù của tuổi tác như sự lão hóa thị giác. Ty thể hấp phụ bước sóng của ánh sáng đỏ, do vậy thử nghiệm với ánh sáng phổ gần hồng ngoại là thích hợp. Ánh sáng đỏ có thể giúp cải thiện một nhóm bệnh , đặc biệt là các bệnh của ty thể trong đó quá trình lão hóa diễn ra ví dụ như bệnh Parkinson, ông gợi ý. Mọi bệnh lý đều có liên quan đến ty thể, trong bệnh ĐTĐ chẳng hạn, ty thể của bệnh nhân rất có vấn đề. Mỗi ứng dụng đều mang đến nhu cầu nào đó của con người nhằm chống đỡ hai quá trình, tự nhiên và vũ trụ. Chúng ta đều bị lão hóa. Vậy cần làm gì đó để nó đến từ từ, ông nói.

Theo Ryan Prior, CNN

Bs Hoàng Cương dịch

Bài Viết Liên Quan