PHẪU THUẬT THAY THỦY TINH THỂ NHÂN TẠO – LỢI ÍCH ĐI KÈM VỚI RỦI RO

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo (mổ cườm khô) là phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể nhằm giúp người bệnh “tìm lại ánh sáng” khi bị giảm thị lực nghiêm trọng, Phương pháp này khá an toàn, tiến hành nhanh chóng và người bệnh có thể ra về sau vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết, giống như những phẫu thuật khác, lợi ích mà nó mang lại sẽ đi kèm với một số rủi ro nhất định như tái đục thủy tinh thể, nhiễm trùng hay xuất huyết võng mạc…

Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm sau mống mắt, được cấu tạo bởi protein, nước giúp đưa ánh sáng hội tụ trên võng mạc và tạo ra hình ảnh rõ nét. Thủy tinh thể bị đục cũng giống như tấm kính bị mờ làm hình ảnh thu được không rõ ràng. Nguyên nhân là do sự tác động của quá trình oxy hóa tại mắt diễn ra nhanh chóng sinh ra nhiều “rác thải” làm thay đổi cấu trúc của protein, khiến chúng tụ lại với nhau thành từng đám gây cản trở đường truyền của tia sáng.

Khi nào phẫu thuật thay thủy tinh thể được lựa chọn?

Việc giữ gìn thủy tinh thể tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng bởi nó có khả năng điều tiết giúp mắt nhìn được mọi vật dù ở gần hay xa, đồng thời nó còn giúp sản xuất nước mắt để bôi trơn và giữ ẩm cho nhãn cầu trong khi thủy tinh thể nhân tạo không thể làm được những điều đó. Vì vậy, người bệnh chỉ nên phẫu thuật thay thủy tinh thể khi thị lực bị suy giảm dưới mức 3/10 hoặc sau những chấn thương mắt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn tới công việc và sinh hoạt thường ngày.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng chống oxy hóa trong cây Hoàng đằng, kết hợp cùng Alpha lipoic acid – chất chống oxy hóa “lý tưởng” dành cho mắt có khả năng dọn dẹp “rác thải”, giúp bảo vệ thị lực của mắt và hạn chế sự tổn thương của thủy tinh thể, làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ phải mổ thay thủy tinh thể.

Lựa chọn loại kính trước phẫu thuật thay thủy tinh thể

Khi có quyết định tiến hành phẫu thuật bạn sẽ được đo độ cong và chiều dài của giác mạc để tính toán kích thước của ống kính nhân tạo. Tùy thuộc vào kinh tế của gia đình, bạn có thể lựa chọn những ống kính nội nhãn (IOLs) có chi phí khác nhau sau đây:

– Ống kính đơn tiêu cự (monofocal lenses): là loại phổ biến nhất, do chi phí không quá cao. Nhưng nó có nhược điểm là chỉ có khả năng nhìn ở một tiêu cự nhất định. Khi muốn nhìn ở cự ly khác, bạn phải đeo thêm kính viễn hoặc cận.

– Ống kính Astigmatic (ống kính toric): Tương tự như ống kính đơn tiêu cự nhưng loại này có thêm chức năng nữa là khắc phục được tật loạn thị.

– Kính nội nhãn đa tiêu cự (multifocal lenses): cho phép người bệnh nhìn gần hoặc nhìn xa một cách rõ ràng mà không cần lệ thuộc vào việc đeo kính. Tuy nhiên, chi phí cho loại kính nội nhãn này khá đắt. Đồng thời với những người có mắc kèm theo bệnh võng mạc tiểu đường, thoái hóa hoàng điểm, bong võng mạc hoặc glaucom thì không sử dụng được vì lúc này mắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay kính cũng không giúp cải thiện được thị lực.

Quá trình thay thủy tinh thể nhân tạo

Trước một hoặc hai ngày ca phẫu thuật diễn ra, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Và họ cần có mặt tại bệnh viện để vệ sinh sạch sẽ mắt, tra thuốc giãn đồng tử, kháng sinh và chống viêm trước 1 giờ.

Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification)

Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất được áp dụng tại các bệnh viện mắt tuyến trung ương hiện nay. Phẫu thuật phaco thực hiện khá đơn giản, an toàn ít để lại biến chứng cho người bệnh. Bác sĩ sẽ dùng dao rạch một vết nhỏ ở ngay rìa ngoài của giác mạc, sử dụng đầu phaco tán nhuyễn nhân thủy tinh thể bằng năng lượng siêu âm rồi hút toàn bộ nhân đó ra ngoài. Tiếp theo một ống kính mới (thủy tinh thể nhân tạo) sẽ được đưa vào để thay thế thủy tinh thể cũ. Ống kính này sẽ tồn tại vĩnh viễn trong mắt, cho phép ánh sáng đi qua và tập trung rõ trên võng mạc. Khi đã được đặt đúng chỗ, bác sĩ đóng vết mổ và bạn cần được băng bó một thời gian nhất định để bảo vệ mắt.

Phẫu thuật bằng laser

Một phương pháp phẫu thuật gần đây được nhiều bệnh viện lựa chọn là mổ đục thủy tinh thể bằng laser với công nghệ Femtosecond. Thay vì dùng sóng siêu âm trong mổ phaco, các bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng từ tia laser tần số cao với tốc độ 10-15 giây để tạo vết mổ chuẩn xác, đúng vị trí trung tâm ở bao trước thủy tinh thể, đồng thời nhờ tia laser việc phá hủy nhân thành những mảnh nhỏ cũng tốn ít năng lượng siêu âm hơn.

Phương pháp này đang trở thành một hứa hẹn mới trong quá trình mổ thay thủy tinh thể nhờ độ cải thiện thị lực tốt hơn sau phẫu thuật, người bệnh phục hồi nhanh hơn, ít biến chứng chảy máu và có thể kiểm soát được tình trạng loạn thị. Đi kèm với những lợi ích mà phương pháp này mang lại, người bệnh cũng có thể bỏ ra một phần chi phí khá cao, dao động từ 300.000 – 500.000 USD (60 – 100 triệu đồng). Tại Việt nam hiện nay, phương pháp này chưa phổ biến mà mới chỉ áp dụng tại một số bệnh viện tư nhân có chuyên khoa mắt.

Hồi phục sau phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo

Bạn có thể về nhà sau vài giờ, tuy nhiên bạn cần lưu ý:

– Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong việc nhỏ thuốc, vì nó sẽ giúp quá trình phục hồi của bạn nhanh hơn.

– Bạn nên đeo kính bảo vệ mắt để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

– Ngay ngày hôm sau, bạn nên quay lại phòng khám bởi vì đây là thời điểm quan trọng nhất để bác sĩ phát hiện sớm các biến chứng sau phẫu thuật.

– Trong tuần đầu tiên sau khi mới mổ, bạn phải tránh các hoạt động gắng sức như tập thể dục hoặc làm việc nặng. Không được để nước sinh hoạt rơi vào mắt trong khoảng hai tuần đầu sau mổ.

– Hạn chế xem tivi, màn hình máy tính, điện thoại, đọc sách báo…

Một tháng sau khi mổ hầu hết các sinh hoạt sẽ trở về như bình thường và thị lực của bạn sẽ tốt hơn. Nhưng trong thời gian này, nếu thấy các biểu hiện bất thường như đau nhức trong mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt… thì cần quay trở lại viện để được thăm khám.

Rủi ro sau thay thủy tinh thể nhân tạo và cách phòng tránh

– Nhiễm trùng mắt do dụng cụ phẫu thuật chưa tiệt trùng hoặc vệ sinh mắt kém.

– Xuất huyết trong mắt, thường là do năng lượng từ dụng cụ Phaco quá cao gây tổn thương giác mạc.

– Tăng nhãn áp.

– Giác mạc bị sưng.

– Bong giác mạc.

– Xẹp tiền phòng.

– Giảm thị giác hoặc mất thị lực hoàn toàn.

– Đục bao sau cũng là một trong những rủi ro thường gặp sau khi thay thủy tinh thể khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Nhưng tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng năng lượng của tia laser để phá vỡ phần mờ đục này.

Nếu thị lực của người bệnh suy giảm nặng nề hơn bạn có thể cần phải thay một loại kính nội nhãn khác, tuy nhiên điều này hiếm khi được chỉ định do chi phí cao và khả năng xuất hiện rủi ro lớn. Mặt khác, người đang mắc một số bệnh khác như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, viêm màng bồ đào…  thì việc thay thủy tinh thể không phải là tối ưu do không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh.

Trong những trường hợp này, việc tìm đến giải pháp chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng chống oxy hóa mạnh cũng mang đến nhiều hiệu quả, giúp làm giảm tình trạng mờ, nhòe khi bị đục thủy tinh thể, không làm bệnh tiến triển nặng lên nên không cần phải phẫu thuật.

Chi phí phẫu thuật thay thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở người lớn tuổi, do đó về vấn đề chi phí điều trị chắc chắn sẽ là nỗi băn khoăn lo lắng của nhiều người. Nhưng hiện nay, các loại bảo hiểm sức khỏe có thể chi trả một phần kinh phí cho ca phẫu thuật và giảm bớt gánh nặng cho người bệnh. Thông thường, số tiền phải bỏ ra cho việc thay thủy tinh thể ở một bên mắt sẽ dao động từ 5-20 triệu với phương pháp mổ phaco; 60 – 100 triệu với mổ laser. Mặt khác, chi phi này cũng sẽ phụ thuộc vào loại kính mà bạn lựa chọn.

Bệnh viện mổ thủy tinh thể tốt nhất

Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa về mắt như:

Tại Hà Nội: Bệnh viện mắt Trung ương, viện mắt Hà Nội, viện mắt quốc tế…

Tại Hồ Chí Minh: Bệnh viện đa khoa mắt Sài Gòn, viện mắt thành phố, khoa mắt của viện Chợ Rẫy, viện Đại học y…

Hy vọng, thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn về phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể, từ đó cùng với bác sỹ có thể lựa chọn quyết định đúng đắn nhất để điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn: thoaihoadiemvang

Bài Viết Liên Quan